• Xu hướng
  • Những điều căn bản nhất về Kinh Dịch

Nguồn gốc và vai trò của Kinh Dịch trong xã hội Trung Quốc

Hệ nhị phân và Kinh Dịch

Sự phát triển của hình thức biểu diễn nhị phân dựa trên Âm và Dương (Thái Dương, Thái Âm; Thiếu Dương hay Thiếu Âm) là những nền tảng để quẻ được xây dựng nên từ đó. Âm và Dương có liên quan đến nhiều trường phái khác nhau của văn minh Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là liên quan đến Lão giáo.

Ý nghĩa của Kinh Dịch

Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

Dịch (易 ) có nghĩa là "thay đổi" của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.

Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

  • Giản dịch - thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
  • Biến dịch - hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
  • Bất dịch - bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững - quy luật trung tâm - là không đổi theo không gian và thời gian.

Tóm lại:

Vì biến dịch, cho nên có sự sống.
Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.
Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.

Kinh Dịch là nền tảng của các triết lý Trung Hoa

Từng bị lãng quên khi đạo Phật phát triển ở Trung Quốc thời nhà Đường, Kinh Dịch đã nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các trường phái trong thời kỳ nhà Tống. Kinh Dịch đã giúp cho các triết gia Khổng giáo thời Tống tổng hợp các thuyết vũ trụ học của đạo Lão và đạo Phật cùng với các luân lý của đạo Khổng và đạo Lão. Sản phẩm cuối cùng là một thuyết vũ trụ học mới, có thể liên quan đến cái gọi là "Đạo đã mất" của Khổng Tử và Mạnh Tử.

Cấu trúc Bát Quái

 

Gương bát quái bán tại Phong Thủy Sơn Xuyên. ĐC: 336 Bạch Mai, Hà Nội

HOTLINE CỬA HÀNG0166.2236.495 

Nhấp xem giá gương bát quái

Nhấp xem giá chuông gió

 

Các biểu tượng của Kinh Dịch là nằm trong tập hợp của 64 tổ hợp của các đường trừu tượng gọi là quẻ (卦 guà). Mỗi quẻ bao gồm 6 hào (爻 yáo) được biểu diễn dưới dạng các đoạn thẳng nằm ngang; mỗi hào này có thể là Dương (đường liền nét) hay Âm (đường đứt nét bao gồm hai đoạn thẳng cách nhau một khe nhỏ). Với sáu đoạn thẳng này được đặt lên nhau từ dưới lên trên trong mỗi quẻ suy ra có 26 hay 64 tổ hợp của hào và như vậy có 64 quẻ.

Mỗi quẻ được cho là tổ hợp của hai tập hợp con, mỗi tập con gồm ba đường gọi là quái (卦 guà). Như vậy có 23 hay 8 quái khác nhau.

Mỗi quẻ đại diện cho một trạng thái, tiến trình hay sự thay đổi có thể xảy ra. Khi quẻ được gieo bằng một trong những phương thức của bói toán bằng Kinh Dịch thì mỗi một đường (hào) có thể là tĩnh hoặc động. Hào động có thể có sự thay đổi từ Âm sang Dương hay ngược lại để tạo thành một quẻ khác, việc giải nghĩa của quẻ được gieo ban đầu dựa trên sự cân nhắc và xem xét các thay đổi đó.

Nguồn: wikipedia

Để lại bình luận

Về đầu trang